fbpx

Liệu có Luật Phát triển công nghiệp trong năm 2023?

Cần cơ chế để tháo gỡ những “tắc nghẽn” trong phát triển công nghiệp Việt Nam. Ảnh: Báo Chính phủ

Chính phủ đã thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, kèm theo đó là các chính sách dự kiến được quy định trong Dự án Luật. Hiện tại, hồ sơ và các chính sách này đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để đưa vào Chương trình xây dựng Luật năm 2023.

Những vướng mắc trong phát triển công nghiệp Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp, sản xuất công nghiệp trong nước đang có những bước hồi phục mạnh mẽ, từng bước khắc phục và nối lại được các chuỗi cung ứng trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với sản lượng sản phẩm và số lượng đơn hàng mới đều gia tăng.

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48%, tăng cao hơn so với mức tăng chung của nền kinh tế (tăng 6,42%) và tăng cao hơn so với mức tăng của 6 tháng 2021 (tăng 5,74%). Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%. Trong phạm vi cả nước, có tới 61/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng và nhiều địa phương tăng ở mức rất cao, như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam, Bình Phước…

Tuy nhiên, theo Cục Công nghiệp, sản xuất công nghiệp trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất định với các “điểm nghẽn,” mặc dù đã từng bước được khắc phục nhưng còn chậm, chưa mang tính đột phá, gồm 4 điểm nghẽn chính như: Nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI; Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao.

Bên cạnh đó, các công đoạn có giá trị gia tăng cao như sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế, marketing vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI nắm giữ; Năng lực của các doanh nghiệp còn ở mức thấp, năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn rất hạn chế; Trình độ công nghệ còn chậm được cải thiện trong thời gian gần đây, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong nước đối với cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn còn ở mức thấp.

Cần cơ chế để tháo gỡ những “tắc nghẽn” trong phát triển công nghiệp Việt Nam. Ảnh: Báo Chính phủ
Cần cơ chế để tháo gỡ những “tắc nghẽn” trong phát triển công nghiệp Việt Nam. Ảnh: Báo Chính phủ

Tăng tốc hoàn thiện luật Phát triển công nghiệp

Dự án Luật Phát triển công nghiệp sẽ tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng cường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp.

Ngoài ra, dự án Luật Phát triển công nghiệp còn đề cập đến việc quản lý, giám sát và đánh giá các hoạt động sản xuất công nghiệp, đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong ngành công nghiệp.

Việc ban hành Luật Phát triển công nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo đà phát triển mới cho ngành công nghiệp trong nước, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và đưa các sản phẩm Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Có thể thấy, việc xây dựng Luật Phát triển công nghiệp là một bước đột phá quan trọng để phát triển ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển đề ra, cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp trong ngành và cả xã hội, đồng thời việc quản lý và giám sát phải được thực hiện một cách chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường

Theo Economy& Focast Review

Trả lời