Với sự phát triển vượt bậc của cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư và nguồn lao động phong phú, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Chuyên gia bất động sản công nghiệp đánh giá rằng thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển, nhờ vào sự duy trì của nguồn cầu từ các nhà đầu tư
Trong quý 1 năm 2023, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục thu hút được khoảng 766 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), chiếm gần 14,1% tổng số vốn đăng ký. Trong đó bất động sản công nghiệp được xem là một phân khúc tiềm năng với nhiều cơ hội để phát triển các sản phẩm đa dạng hơn.
Thị trường đất công nghiệp và nhà xưởng, kho bãi cho thấy những tín hiệu tích cực, khi các tập đoàn công nghệ hàng đầu, như Foxconn, đang tiến hành mở rộng chiến lược đa dạng hóa chuỗi sản xuất tại miền Bắc. Foxconn đã ký kết Biên bản ghi nhớ để thuê lại 50,5ha đất tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang), với mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư khoảng 300 triệu USD. Điều này chứng tỏ quyết tâm của Foxconn trong việc tăng cường sự hiện diện và phát triển tại các tỉnh thành khác trong tương lai.
Ngoài ra, Samsung cũng đã tăng tổng mức đầu tư vào Việt Nam lên 20 tỷ USD, tập trung phát triển các lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data). Sự gia tăng này càng khẳng định mục tiêu của Samsung trong việc đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, một sự kiện quan trọng khác là sự xuất hiện của một phái đoàn gồm 52 doanh nghiệp Mỹ, bao gồm Boeing, Coca-Cola, Meta, SpaceX, Netflix, Apple và nhiều tập đoàn hàng đầu khác. Sự hiện diện của các “gã khổng lồ” tại Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh và hợp tác, cho thấy sự tin tưởng của các tập đoàn quốc tế vào tiềm năng và khả năng phát triển của Việt Nam.
Tất cả những dấu hiệu này cho thấy Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn, một trung tâm sản xuất mới trong lĩnh vực điện tử, công nghệ và các ngành công nghiệp có giá trị cao.
Theo các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI, xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, và đây là động lực tăng trưởng quan trọng cho các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tại Việt Nam.
Thực tế, trong năm vừa qua, Việt Nam đã thu hút nhiều nhà máy sản xuất lớn như Lego với vốn đầu tư 1 tỷ USD và LG với kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD, nhằm biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất điện thoại thông minh trong tương lai. Ngoài ra, các đối tác của Apple như Foxconn, Quanta Computer và BOE Technology Group Co Ltd (Trung Quốc) cũng đã có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam.
Các chuyên gia tại Colliers cũng nhận thấy, sự hỗ trợ từ phía Chính phủ trong việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển kết nối giao thông giữa các khu vực cảng biển và hỗ trợ cho dịch vụ hậu cần. Điều này làm cho bất động sản công nghiệp tiếp tục được coi là một lĩnh vực tiềm năng trong tương lai.
“Nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp làm dịch vụ hậu cần ngày càng tăng tại hầu hết các khu kinh tế trọng điểm trên toàn quốc, bao gồm cả các vùng lân cận. Điều này cho thấy bất động sản công nghiệp đang được các nhà đầu tư xem như một lựa chọn an toàn trong bối cảnh toàn cầu đang gặp nhiều biến động”, chuyên gia tại Colliers dự báo.
Trong những năm gần đây, tiềm năng phát triển của bất động sản công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh như Thái Nguyên và Phú Thọ, được đánh giá rất cao. Các tỉnh này vẫn còn dư địa đất công nghiệp lớn, cung cấp không gian rộng rãi để xây dựng các nhà máy và khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới, đồng thời có ưu thế về vị trí địa lý, gần các cảng biển và cửa khẩu quan trọng, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và liên kết với các thị trường xuất khẩu quốc tế.
Le Mont Xuan Phuong Industrial Cluster